Không chỉ là mới nhất, Android N còn là phiên bản
Android nhận được sự quan tâm nhiều nhất bởi sự phô trương có phần quá lố của
Google trong việc chưng cầu ý kiến người dùng cả chuyên nghiệp lẫn bán chuyên
trong 3 tháng trời lận. Cho đến bây giờ, tất cả chúng ta đều biết được:
“Nougat” là cái tên chính thức của phiên bản Android này. Tất nhiên, cần biết rằng
trước khi đạt được dấu mốc quan trọng này thì các tay to của Google đã phải
sàng lọc rất nhiều loại đồ ngọt khác có vần “N” đầu tiên. Và trong số minitalk
này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại xem, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã cho ra rìa những
cái tên “sáng giá” nào nhất để đến với “Nougat” nhé?
Đầu
tiên sẽ là “Nun's Farts”
Đây là một món bánh ngọt tráng miệng khá nổi tiếng với
nguồn gốc từ Pháp, và hiện tại đang rất thông dụng ở Anh, canada hay Mỹ. Bánh
được làm với nguyên liệu chính bao gồm bột mỳ, bơ, trứng, sữa, quế hoặc mật
ong. Hiện nay, món bánh ngọt này đang được chế biến theo 2 cách khác nhau dù vẫn
cùng sử dụng một loại nguyên liệu: người Pháp thích cuốn tròn lớp vỏ giòn và
nhân mềm lại rồi cắt lát và nướng ở nhiệt độ cao để tạo ra những chiếc bánh Nun's
Farts có vị giòn và mềm song song nhau. CÒn người Canada hay Anh thích để phần
nhân mềm ở bên trong lớp vỏ bánh hình tròn và phủ đường lên đó.
Tiếp
theo là “Nut Roll”
Món bánh ngọt có nguồn gốc ở Đông Âu này được làm từ
nguyên liệu chính là sữa, ngũ cốc và (tất nhiên) bột mỳ. Thậm chí trong một vài
biến thể tại một số nước khác, người ta còn cho cả hạt thuốc phiện vào nhân
bánh nữa. Nut Roll hiện tại đã di cư sang châu Mỹ và đặc biệt phổ biến tại Mỹ.
Giống như Nuns Fart ở trên, bánh Nut Roll khá nổi bật với kiểu cuộn vỏ bánh với
các nguyên liệu trên và nướng trong nhiệt độ cao. Tuy nhiên điểm khác nhau ở chỗ
Nuns Fart được cắt lát rồi nướng, còn Nut Roll thì nướng xong mới cắt. Vậy đó,
chỉ một bước khác nhau thôi cũng đã trở thành 2 món khác hẳn nhau. Có lẽ đây là
điểm làm Google không hài lòng và loại bỏ 2 cái tên hay ho đậm chất châu Âu
này.
Bây
giờ là “Nattilas”
Nếu bạn phát ngấy với bột mỳ ở trên thì món ngọt này
tương đối phù hợp với bạn, bởi đơn giản cái món nhớp nháp này không hề có chút
bột nào. Thay vào đó chỉ bao gồm sữa và trứng là nguyên liệu chính. Được biết
Nattilas có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và được chế biến giống như một loại kem
thông thường, chỉ khác là không cần để tủ lạnh. Món ăn này sau này đã theo chân
thực dân Tây ban nha xâm chiếm và phổ biến rất nhiều tại Nam Mỹ hiện nay như
Columbia, Mexico hay Cuba. Nhìn chung, món tráng miệng này khá đa dụng và tốt
cho sức khỏe, nhưng vấn đề là nó không có một hình dạng “cứng” cụ thể nên đã bị
loại bỏ trong nuối tiếc.
“Norman
Tart”
Chúng ta tiếp tục trở lại đất Pháp hoa lệ với món
bánh của tiểu bang Normandy cổ xưa. Không giống như bánh táo dày cộp thông thường,
bánh Norman tart được ưa thích bởi các lát táo hoặc lê cắt mỏng được xếp tròn
phủ lên lớp kem trứng nằm giữa vỏ bánh mỏng. Món bánh này có khá nhiều biến thể
và được ưa thích tại nhiều quốc gia ngoài Pháp như vùng Caribe, Anh, với điểm
khác nhau chủ yếu đến từ loại quả được phủ lên trên mặt bánh.
“Nonnvevot”
Chiếc bánh ngọt với hình thù kỳ quặc này có nguồn gốc
từ thế kỷ 17 tại thị trấn Sittard, Hà lan. Về cơ bản thì nó khá giống món bánh
rán quẩy mềm phủ đường của mấy bà bán rong tại Việt Nam, nhưng trong hình dạng
lớn hơn. Người ta cũng đặt cho nó một cái tên lóng khác là “cái mông của nữ tu
sĩ” do hình dạng cuốn nửa mùa cong cong
khá gợi cảm – đấy là khi đầu óc bạn không trong sáng thôi nhé. Các nguyên liệu
chính để làm bánh bao gồm bột mỳ ủ men bia, sữa, muối, bơ cùng với đường bột để
phủ lên bề mặt bánh. Có lẽ do quá tầm thường ở VN nên Google đã loại bỏ cái tên
này chăng?.
“Neenish
Tart”
Khi nhìn chiếc bánh này từ bên ngoài, ban đầu mình
tưởng hãng bánh kẹo Orion nổi tiếng của Hàn Quốc đang sắp phá sản hay sao mà
thiếu tiền đến mức chỉ phết một nửa chocolate lên chiếc bánh Chocopie của họ
như thế này? Thực ra không phải, chiếc bánh có suất xứ tại Úc này đã có nguồn gốc
cách đây gần 100 năm. Lớp chocolate cứng có vẻ nửa mùa như này thực ra là để
bao phủ lớp kem bơ trứng rất dày và ngậy bên trong, bênh cạnh đó, nửa còn lại của
bánh được tùy biến tùy theo vùng miền cụ thể, như người New Zealand thì thích
cho mứt chanh dẻo pha sữa đặc , còn người Đức lại thích phết lớp kem sữa trắng
khô lên trên. Nhìn chung, dù thế nào thì đây chắc chắn vẫn là một “thảm họa”
trong thiết kế, và không thể cứu vãn bởi hương vị thơm ngon của nó ( thì chỉ đọc
thôi chứ có ăn được đâu). Không khó hiểu khi các tay IQ cao của Goolge sút bay
cái tên này không hề thương tiếc.
“Nanaimo
Bar”
Món bánh mềm tuyệt cú mèo có nguồn gốc Canada này sẽ
mang đến cho bạn một cảm giác lâng lâng khó tả
bởi nó được làm bằng phương pháp đông lạnh chứ không phải là vứt hết vào
lò nướng như mấy cái tên ở trên kia. Nanaimo bar nhanh chóng phổ biến tại
Canada từ những năm 1930 và lan xuống xâm chiếm toàn bộ nước Mỹ, Anh vào nhiều
thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, tên gọi có phần “chơi bời” và dễ gây nhầm lẫn của
món ăn đã khiến Google loại bỏ không thương tiếc, mà theo ý kiến của một trong
những người có vai vế thì nó giống như một gã da đen đi hút cần trong quán rượu.
Nhiều khả năng khởi nguyên của trào lưu “bố em hút rất nhiều thuốc” là đây.
Cuối
cùng là “Nonpareils”
Cái tên cuối cùng trong danh sách những kẻ thất bại,
và cũng là điều đáng tiếc nhất trong danh sách lựa chọn của mấy tay IQ cao
trong Goolge. Nonpareils đi theo đúng truyền thống gần đây của Android là giúp người dùng liên tưởng đến
các món kẹo ngọt hơn là bánh ngọt quê mùa như trước. Những viên kẹo bi siêu nhỏ
đầy màu sắc có nguồn gốc tại Pháp này đã rất nổi tiếng trong ngành công nghiệp
trang trí bánh kẹo hiện nay, và cũng rất phổ biến tại Mỹ dưới cái tên Sprinkle
Chips ( nôm na là kẹo chip để rắc ). Trước khi có sự xuất hiện của Nougat, thì Nonpareils
đã nhận được sự đồng thuận cao nhất từ hội đồng tuyển sinh Google. Tuy nhiên,
cuối cùng thì món kẹo dồi của Việt Nam đã xuất hiện và người ta buộc phải nghĩ
đến mặt tối của cái tên này: khá khó đọc và mang nặng phong cách “Pháp nhợn”,
trong khi biến thể Mỹ dễ đọc hơn nhưng lại không có phụ âm N. Do đó, Google đã
quyết định cho ra rìa món kẹo ngọt này vào những giây cuối cùng của trận đấu.
Nhìn chung, dù chỉ mang hơi hướng marketing là chính nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được
sự nghiêm túc trong khâu kiểm duyệt của Google trong một vài khía cạnh nhất định.
Và cuối cùng kẻ chiến thắng Nougat vẫn là cái tên dễ đọc, dễ nhớ và dễ..làm
trong tất cả các thể loại bánh kẹo ngọt kể trên. Dù thực sự thì mình thấy khá
tiếc vì cái tên “Nỡm” không được nằm trong danh sách này, dù nó khá ngọt tại Việt
Nam. Còn bạn, bạn có ý kiến gì hay muốn đề cuất một cái tên nào khác? Hãy
comment bên dưới.